Mưng,
Vừng, Lộc vừng tên gọi khác nhau từng vùng, là thứ cây thân gỗ, dễ sống, dễ tạo
dáng. Mùa hoa nở nó cho những chùm hoa dài sắc đỏ. Những chùm hoa thướt tha, tượng
trưng cho tài lộc. Những năm ít lâu nay được đưa lên hàng cây kiểng quý phái và
mắc tiền. Vì thế người ta bằng mọi cách để mang nó từ rừng, từ ruộng về hết nơi
phố thị, nó được cưng chiều lắm.
Ở
Hồ Gươm Hà Nội có một cây Lộc vừng thật lớn. Cây cổ thụ, dáng lại đẹp, không biết
có từ bao giờ. Có năm, mùa thu lá cây Lộc vừng vàng rực một góc hồ níu kéo và những
tay săn ảnh. Rồi mùa cây trụi lá, mùa trổ lá non đến mùa hoa nở cho bướm ong quấn
quýt, cho bao người chiêm ngưỡng, bao đôi trẻ tới chụp ảnh và bao nhiêu tấm ảnh
đẹp của cây, của hoa từ đây hàng năm.
Ở
miền Trung lại kêu là cây Mưng. Năm rồi về chơi Phong Điền xứ Quảng, thấy rất
nhiều nhà trồng cây Lộc vừng ở vườn trước, tuy chỉ là những cây còn nhỏ. Người quê
nói xưa nó mọc nhiều ngoài bờ ruộng, ít người để ý, sau cũng nghe biết là thứ
cây bán được nhiều tiền. Người quê kể chuyện một sáng ra ruộng nhà, thấy những
cây Mưng lớn bỗng dưng biến mất, chưa kịp làm gì thì bữa sau những cây vừa vừa
cũng đi theo, để lại những hố đào như cười giễu người quê. Thế là họ đành đào
lên hết cả, đem bán lấy ít tiền, chừa một hai cây trồng trước cửa nhà.
Cây
Vừng ở miền Nam một giống với cây Lộc vừng ở miền Bắc và cây Mưng miền Trung.
Cây ưa nước nên thường mọc ven kênh rạch, bờ bụi hoặc trong vườn nhà. Ngày xưa
hình như nó tự phát tán và người ta coi là loài cây dại chứ không được nâng niu
như giờ. Theo cách nói người quê kêu cây "dừng". Giờ còn đổi tên đẹp
là Lộc vừng nữa. Vậy nên mọi người cùng gọi tên Lộc vừng vậy, cho nó sang một
tý.
Bông
cây Lộc vừng miền Nam màu trắng, thưa, thô và không tươi sắc như Lộc vừng ở
ngoài ấy, nó có trái trông như trái dâu da lớn. khác nữa là lá Vừng lớn lắm, có
lá lớn như cái lá bàng. Lá cây Lộc vừng nhai không hơi nhẫn nhẫn, chan chát, thấy
có phần giống lá Mận phần giống lá Trâm bầu. Những lá này lúc còn non hái xuống
cùng với mấy thứ rau thơm, khế chua chuối chát rồi chỉ cần bánh tráng, nếu có
thêm miếng bún thì hay, cuốn với mắm cá, tôm chua hay giò heo luộc thì thôi rồi,
vừa tốn mồi vừa tốn rượu. Có nơi người dân mang phơi khô lá Vừng nấu nước uống
thay cho trà xanh, hoặc dùng lá làm một vị thuốc nam.
Cái
món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng mà các cô các chị hay ăn ấy mà có thêm lá cây Lộc vừng non có khi sẽ thấy lạ và ngon hơn nhiều. Sực nghĩ nếu bữa nào ở nhà đổ
bánh xèo ta lấy lá Lộc vừng non cuốn thay cho cải bẹ xanh ăn thử coi sao.
Chị
Hạnh nói : người miền Tây ăn uống sao mà dễ. Khi có khách bất tử, trong lúc chờ
vợ con cơm nước, mấy ông ra vườn sau lặt ít rau thơm, hái bậy bạ thêm mấy cái
lá, rồi lấy xấp bánh tráng , với hũ mắm cá trèng sẵn trên kệ xuống là xương
xương được liền, hết ba xị đế cơm chín tới là vừa. Thế nên lá non của các thứ
cây ngoài ruộng hay trong vườn nhà, người quê tìm ra được rất nhiều cho các món
cuốn, món gỏi, món lẩu hay món mắm. Âu cũng là một nét riêng của sông nước miền
Tây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét